Đông trùng hạ thảo là một dược liệu quý có giá trị dinh dưỡng cao. Giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, cầm máu và hóa đờm, bổ can thận và phổi. Có tác dụng rõ rệt đối với bệnh ung thư phổi, ung thư gan và các bệnh khác. Có thể dùng làm thuốc, nhưng cũng có thể dùng như thực phẩm hằng ngày.
Đông trùng hạ thảo thiên nhiên hoang dã có giá đắt đỏ một phần là do quá trình sinh trưởng và điều kiện khai thác khắc nghiệt
Tuy nhiên, sản lượng đông trùng hạ thảo thiên nhiên hoang dã cực kỳ khan hiếm. Mỗi năm, mùa thu hoạch đông trùng hạ thảo Tây Tạng chỉ kéo dài 2 tháng, từ tháng 4 cho đến tháng 6. Trung bình cứ 1 mét vuông, người dân sẽ khai thác được 1 con đông trùng.
Đông trùng hạ thảo Tây Tạng thiên nhiên mất đến 2 – 3 năm để phát triển. Quá trình sinh trưởng bắt đầu từ nấm ký sinh vào ấu trùng của một số loài Hepiaidae (bướm đêm). Ấu trùng này bị nấm vào mùa hè và mùa thu, biến thành phần sâu cứng vào mùa đông. Nên chúng được gọi là đông trùng hạ thảo.
Phần râu nấm là kết quả của quá trình ký sinh. Nó hút hết tất cả các chất dinh dưỡng trong cơ thể sâu non, nội tạng và toàn bộ cơ thể của sâu để trưởng thành. Nên phần lớn, dinh dưỡng nằm ở phần râu nấm chứ không phải phần thân.
TRÙNG THẢO không phải là ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
Vì đơn giản là quá trình và môi trường sinh trưởng nhân tạo, ngắn hạn. Hoàn toàn không đúng với khái niệm đông trùng hạ thảo.
Đông trùng hạ thảo nhân tạo
Đông trùng hạ thảo nhân tạo đã được nuôi trồng từ năm 2020. Chúng bắt đầu được phát triển và mở rộng từ năm bắt đầu đại dịch Covid.
- Dịch bệnh khiến nhu cầu mua đông trùng hạ thảo tăng cao.
- Dịch bệch cách ly khiến việc khai thác bị hạn chế, làm giá đông trùng tăng cao.
- Cách ly tạo điều kiện thuận lợi cho đông trùng nhân tạo ngày càng mở rộng. Môi trường nuôi trồng, thức ăn nhân tạo, phát triển trong thời gian ngắn.
Chú thích hình ảnh các loại đông trùng hạ thảo trên hình minh hoạ
Theo thứ tự từ trái qua phải:
- Đông trùng hạ thảo nhân tạo
- Đông trùng hạ thảo thiên nhiên
- Trùng thảo Tân Cương
- Trùng thảo Châu Á
- Trùng thảo Guni
Hướng dẫn cách nhận biết đông trùng hạ thảo thiên nhiên
- Màu sắc đông trùng hạ thảo:
Đông trùng hạ thảo có 2 phần là thân sâu và đầu nấm. Bề mặt con sâu (tươi) có màu vàng đậm đến vàng nâu nhạt. Ở phần tiếp giáp giữa thân sâu và đầu nấm, phần lớn sẽ chuyển sang màu xanh mức độ đậm nhạt nhất định tuỳ vào độ tươi hay khô. Phần nấm, có màu tương tự của màu cây khô, đến màu đậm hơn.
- Nhìn bằng mắt thường
Thân sâu có 8 cặp chân trên bề mặt bụng là Đông trùng hạ thảo thiên nhiên (Cordyceps sinensis) thật. 4 cặp nằm ở giữa thân có thể nhìn rất rõ ràng. Phần tiếp giáp của thân sâu và râu nấm hơi phình to ra.
- Mặt cắt ngang của thân sâu
Đông trùng hạ thảo thật sau khi bẻ ra có các đường vân rõ ràng. Ở giữa đông trùng hạ thảo có một lõi màu đen tương tự như chữ “V”, một số còn có thể là một đốm đen. Lõi đen này thực chất là đường tiêu hóa của sâu.
- Mùi hương
Đông trùng hạ thảo thiên nhiên có mùi tanh nhẹ (rất nhẹ) của côn trùng khô, mùi thơm của nấm (thơm nhiều). Đây là mùi đặc trưng của đông trùng hạ thảo.
Đông trùng hạ thảo rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Trên thế giới, hiện có khoảng hơn 400 loài đông trùng hạ thảo, thuộc nhiều họ khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có 2 loại chính được sử dụng làm thuốc trị bệnh là Ophiocordyceps sinensis (xuất xứ tự nhiên) và Cordyceps militaris (đông trùng hạ thảo nhân tạo) mà thôi.