Sâm Ngọc Linh

Ngoài ra trong sâm Ngọc Linh còn có 14 axít béo, 16 amino acid (có 8 amino acid không thay thế được) và 18 nguyên tố đa lượng, vi lượng

By.

min read

Sâm Ngọc Linh là gì kimsdeli.com

Sâm Ngọc Linh là gì ?

Sâm Ngọc Linh là một loài cây thuộc Họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Sâm Ngọc Linh còn được gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu.

Đâylà loại sâm quý được tìm thấy tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam. Mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô. Và huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum, huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam.

Ngoài huyện Ngọc Linh, sâm còn phân bố tại núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn. Và còn có thể có ở đỉnh Ngọc Am tỉnh Quảng Na. Trên độ cao 1.200 đến 2.100m. Sâm Ngọc Linh mọc dày thành đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên đất nhiều mùn.

Sâm Ngọc Linh Quảng Nam tại Kim's Deli
Sâm Ngọc Linh Quảng Nam tại Kim’s Deli

Lịch sử phát hiện Sâm Ngọc Linh

Trước khi có sự phát hiện từ phía các nhà khoa học. Sâm Ngọc Linh đã được các đồng bào dân tộc thiểu số Trung Trung bộ Việt Nam sử dụng như một loại củ rừng. Theo đó, họ gọi là củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu. Dùng để chữa nhiều loại bệnh theo các phương thuốc cổ truyền.

Năm 1973, khu Y tế Trung Trung Bộ cử một tổ 4 cán bộ do dược sĩ Đào Kim Long làm trưởng đoàn. Đoàn còn có kỹ sư Nguyễn Bá Hoạt, dược sĩ Nguyễn Châu Giang, dược sĩ Trần Thanh Dân là thành viên.  Đi điều tra phát hiện cây sâm theo hướng chân núi Ngọc Linh thuộc huyện Đắc Tô, tỉnh Kon Tum. Khi đoàn lên tỉnh Kon Tum, Ban Dân y Kon Tum cử thêm dược tá Nguyễn Thị Lê trợ giúp cho đoàn, dẫn đường lên núi Ngọc Linh.

Sau nhiều ngày nỗ lực, đến ngày 19 tháng 3 năm 1973. Ở độ cao 1.800 mét so với mặt biển, đoàn đã phát hiện hai cây sâm đầu tiên. Và ngay buổi chiều cùng ngày, đã phát hiện được một vùng sâm rộng lớn thuộc phía Tây núi Ngọc Linh.

Sau 15 ngày nghiên cứu toàn diện về hình thái, sinh thái, quần thể, quần lạc, phân bố, di cư và phát tán. Dược sĩ Đào Kim Long xác định núi Ngọc Linh là quê hương của cây sâm mới. Đặc biệt quý hiếm, chưa từng xuất hiện tại bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Vườn sâm Ngọc Linh trồng tại núi Ngọc Linh, Nam Trà My, Quảng Nam được chính phủ hỗ trợ phát triển
Vườn sâm Ngọc Linh trồng tại núi Ngọc Linh, Nam Trà My, Quảng Nam được chính phủ hỗ trợ phát triển

Đặc điểm của sâm Khu 5

Cây sâm Ngọc Linh được phát hiện ở độ cao từ 1.200m trở lên. Đạt mật độ cao nhất ở khoảng từ 1.700-2.000m dưới tán rừng già. Cho tới nay chỉ có hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam là có cây sâm này. Sâm mọc tập trung dưới chân núi Ngọc Linh. Núi Ngọc Linh cao 2.578m. Với lớp đất vàng đỏ trên đá granit dày trên 50 cm.  Có độ mùn cao, tơi xốp và rừng nguyên sinh còn rộng. Chính vì vậy nên được gọi là sâm Ngọc Linh. 

Hình dạng sâm Khu 5

 Đây là một loại cây thân thảo sống lâu năm. Cao 40 cm đến 100 cm. Thoạt nhìn rất giống nhân sâm Triều Tiên. Nhưng nhìn kỹ sẽ thấy thân rễ có sẹo và các đốt như đốt trúc do thân khí sinh rụng hàng năm để lại.

Sâm Ngọc Linh có dạng thân khí sinh thẳng đứng. Sâm có màu lục hoặc hơi tím, nhỏ, có đường kính thân độ 4-8mm. Sâm thường tàn lụi hàng năm tuy thỉnh thoảng cũng tồn tại một vài thân trong vài năm.

Thân rễ có đường kính 1–2 cm, mọc bò ngang như củ hoàng tinh trên hoặc dưới mặt đất độ 1–3 cm, mang nhiều rễ nhánh và củ. Các thân mang lá và tương ứng với mỗi thân mang lá là một đốt dài khoảng 0,5-0,7 cm. Tuy sâm chỉ có một lá duy nhất không rụng suốt từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 và chỉ từ năm thứ 4 trở đi mới có thêm 2 đến 3 lá.

Hình dạng lá của sâm

Trên đỉnh của thân mang lá là lá kép hình chân vịt mọc vòng với 3-5 nhánh lá. Cuống lá kép dài 6-12mm. Mang 5 lá chét, lá chét ở chính giữa lớn hơn cả với độ dài 12–15 cm, rộng 3–4 cm. Lá chét phiến hình bầu dục, mép khía răng cưa, chóp nhọn, lá có lông ở cả hai mặt. Cây 4-5 năm tuổi có hoa hình tán đơn mọc dưới các lá thẳng với thân, cuống tán hoa dài 10–20 cm có thể kèm 1-4 tán phụ hay một hoa riêng lẻ ở phía dưới tán chính. Mỗi tán có 60-100 hoa, cuống hoa ngắn 1-1.5 cm, lá đài 5, cánh hoa 5, màu vàng nhạt, nhị 5, bầu một ô với 1 vòi nhụy.

Quả mọc tập trung ở trung tâm của tán lá, dài độ 0,8 cm-1 cm và rộng khoảng 0,5 cm-0,6 cm. Sau hai tháng bắt đầu chuyển từ màu xanh đến xanh thẫm, vàng lục. Khi chín ngả màu đỏ cam với một chấm đen không đều ở đỉnh quả. Mỗi quả chứa một hạt, một số quả chứa 2 hạt và số quả trên cây bình quân khoảng 10 đến 30 quả.

Cây mọc dưới tán rừng ẩm, nhiều mùn. Thích hợp với nhiệt độ ban ngày từ 20 °C-25 °C, ban đêm 15 °C-18 °C. Sâm Ngọc Linh có thể sống rất lâu, thậm chí trên 100 năm,  sinh trưởng khá chậm. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là thân rễ, củ và ngoài ra cũng có thể dùng lá và rễ con.

Giống cây sâm Ngọc Linh trồng ở rừng Nam Trà My, Quảng Nam
Giống cây sâm Ngọc Linh trồng ở rừng Nam Trà My, Quảng Nam

Dược tính

Trong hai năm 1974 và 1975, Viện Dược Liệu thuộc Bộ Y tế nghiên cứu thấy, thành phần saponin triterpen của Tam Thất. Nhân sâm và sâm Ngọc Linh có 9 hoặc 11 chất có Rf ngang nhau.  Màu giống nhau ở hai hệ dung môi khác nhau.

Sâm Ngọc Linh chứa chủ yếu các saponin triterpen. Nhưng cũng là một trong những cây sâm có hàm lượng saponin khung pammaran cao nhất (khoảng 12-15%). Và số lượng saponin nhiều nhất so với các loài khác của chi Panax.

Ngoài ra trong sâm Ngọc Linh còn có 14 axít béo, 16 amino acid (trong đó có 8 amino acid không thay thế được). Và 18 nguyên tố đa lượng, vi lượng.

Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt cán bộ Viện Dược liệu thì về mặt hoá học, thân rễ và rễ củ sâm Ngọc Linh hiện nay (2007) đã phân lập được 52 saponin. Trong đó 26 sanopin thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật. Trong lá và cọng đã phân lập được 19 saponin pammaran. Trong đó có 8 saponin có cấu trúc mới. Đã xác định được trong sâm Ngọc Linh 17 amino acid, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1%.