Mật ong bị sủi bọt

Mật ong bị sủi bọt là hiện tượng thường xảy ra. Đặt biệt đối với mật ong rừng mới hái. Để tìm hiểu nguyên nhân, thì trước tiên chúng tôi sẽ nói về mật ong rừng cũng như thành phần của nó để mọi người có thể dễ hình dung và hiểu rõ hơn. Thành…

By.

min read

Mật ong rừng thiên nhiên được vắt thủ công bằng tay

Mật ong bị sủi bọt là hiện tượng thường xảy ra. Đặt biệt đối với mật ong rừng mới hái. Để tìm hiểu nguyên nhân, thì trước tiên chúng tôi sẽ nói về mật ong rừng cũng như thành phần của nó để mọi người có thể dễ hình dung và hiểu rõ hơn.

Thành phần có trong mật ong nói chung (Theo Wikipedia.org)

Mật ong có thành phần chủ yếu là Fructose (khoảng 38,5%) và Glucose (khoảng 31,0%). Các Carbohydrat khác trong mật ong gồm Maltose, Sucrose và Carbohydrat hỗn hợp. Trong mật ong, có lượng các Vitamin và chất khoáng rất ít.  Mật ong cũng chứa một lượng rất nhỏ các hợp chất chức năng như chất chống oxy hóa, bao gồm Chrysin, Pinobanksin, vitamin C, Catalase và Pinocembrin.

Thành phần các chất cụ thể của mật phụ thuộc vùng địa lý, phụ thuộc vào loại hoa mà ong hút mật.

Vì sao mật ong lại được khuyên dùng?

Trong mật ong có đến 69,5% là đường đơn Monosaccharide (Fructose, Glucose). Mà cơ thể được hấp thụ trực tiếp qua niêm mạc ruột non vào máu và đưa đến các tế bào.

Trong mật ong chứa 2% khoáng chất, vitamin tốt cho sức khỏe. Các vitamin bao gồm vitamin B2, B3, B6, B9, C,… và các khoáng chất như photpho, sắt, kẽm, canxi, magie,… Trong mật có chứa một hàm lượng rất ít chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm,… 

Polyphenol tuy là hàm lượng trong mật ong thấp. Nhưng là chất chống oxy hoá và kháng sinh tự nhiên. Đồng thời nó cũng chứa hợp chất Pinobanksin, Flavonoid Pinocembrin là những thành phần có trong keo ong. Đó là lý do vì sao ngâm mật ong có thể giảm ho, làm sạch cổ họng và đường ruột.

Vì sao mật ong bị sủi bọt ?

Mật ong rừng nguyên sinh tự nhiên thường là được ong hút mật từ hoa. Không có một loại hoa cụ thể, nhưng đặc biệt là hoa tự nhiên, phấn hoa tự nhiên.

Mật ong rừng tự nhiên cũng không đảm bảo được độ chín của mật. Vì khi đi rừng khai thác, họ gần như sẽ thu hái bất cứ tổ ong nào mà mình gặp. Trừ phi tổ quá nhỏ, hoặc tổ chưa có nhiều mật.

Tổ ong chín là tổ ong đã được đóng nắp vít hoàn toàn. Còn những lỗ chưa lắp vít là chứa mật non. Mật non khác mật chín ở chỗ nhiều nước hay ít nước. Rừng thiên nhiên nắng mưa thất thường, nếu mật mới thu về tổ sẽ là mật non, cần thời gian để lượng nước trong lỗ bốc hơi để thành mật chín. Mật hái vào mùa mưa cũng sẽ loãng hơn một chút so với mùa nắng. Tuy nhiên không đáng kể.

Chính vì lượng nước sẵn có, cộng lượng axit từ hoa, trái cây có trong mật đã tạo ra phản ứng lên men. Sinh ra khí CO2. Khí CO2 này chính là khí gas mà chúng ta hay bắt gặp khi mua mật rừng mới hái. Đây cũng là một cách tham khảo để chọn mua mật.

Mật ong mới hái rất thơm, thơm tự nhiên, không gắt hậu vị, ngọt thanh.

Ngược lại, mật ong rừng thiên nhiên cũ sẽ ít gas hơn vì lúc này phản ứng lên men gần như đã xảy ra hoàn toàn.

Chúng ta cũng sẽ dễ bắt gặp trường hợp ít gas hoặc không có gas đối với mật ong nuôi. Vì mật nuôi ở trong lồng kín, che mưa, nên ít bị lẫn nước. Đồng thời chúng ta có thể chọn được thời điểm thu hái là khi mật đã chín, lỗ vít đã đóng.

Mật ong dù ngon đến đâu cũng có hạn dùng

Cách bảo quản để mật ong luôn thơm ngon như mới

Mật ong chứa một lượng đường rất lớn nên dễ bị biến đổi tuỳ thuộc vào nhiệt độ, ánh sáng, … điều kiện bảo quản. Nếu bảo quản không kỹ, không đúng cách cũng sẽ khiến mật ong rừng rự nhiên chuyển tối màu dần.

Bảo quản nơi khô ráo, tránh nắng, nóng, tránh ánh sáng sẽ giúp mật sau một năm vẫn ngon lành.

Khi nhận thấy mật ong tối màu, mùi hắc, đắc thì không nên dùng. Vì mật lúc này đã biến chất. Thông thường, mật ong bảo quản đúng cách nên dùng trong 2 năm.