Tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo Tây Tạng (hay còn gọi là Tibet Cordyceps Sinensis) là một loại thực phẩm có tác dụng kỳ diệu được Y học cỗ Trung Quốc và Y học Tây Tạng ứng dụng. Được chính thức nhận vào triều đại nhà Thanh, năm 1694. Trong y học dân gian cổ vẫn dùng…

By.

min read

Đông trùng hạ thảo Tây Tạng (hay còn gọi là Tibet Cordyceps Sinensis) là một loại thực phẩm có tác dụng kỳ diệu được Y học cỗ Trung Quốc và Y học Tây Tạng ứng dụng. Được chính thức nhận vào triều đại nhà Thanh, năm 1694. Trong y học dân gian cổ vẫn dùng đông trùng hạ thảo như một phương thuốc sử dụng liên tục và kéo dài để điều trị 21 bệnh.

Ung thư, hen phế quản, viêm phế quản, lao, tiểu đường, ho và cảm lạnh, rôi loạn cường dương, BHP, vàng da, viêm gan do rượu, …

Đông trùng hạ thảo đang phát triển. Tác dụng phụ đông trùng hạ thảo - dongtrunghathaonakhuc.com
Đông trùng hạ thảo đang phát triển – KIM’s dongtrunghathaonakhuc.com

Tuy nhiên, đông trùng hạ thảo Cordyceps Sinensis cũng có tác dụng phụ trong 1 số trường hợp mà người dùng cần lưu ý.

Tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo

Tác dụng phụ thể nhẹ: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc khô miệng… nhưng thường sẽ hết sau khi ngưng sử dụng.

Mặc dù tương đối an toàn, nhưng tác dụng của thuốc thảo dược vẫn chưa được hiểu rõ. Và có thể gây ra vấn đề ở một số người dùng. Nếu bạn bị dị ứng với nấm mốc hoặc nấm men. Bạn có thể sẽ bị dị ứng với đông trùng hạ thảo và không nên sử dụng.

“Các bệnh tự miễn dịch” như bệnh đa xơ cứng (MS), lupus (lupus ban đỏ hệ thống SLE). Viêm khớp dạng thấp (RA) hoặc các tình trạng khác. Đông trùng hạ thảo có thể khiến hệ thống miễn dịch hoạt động nhiều hơn. Điều này có thể làm tăng các triệu chứng của các bệnh tự miễn dịch. Nếu mắc phải một trong những tình trạng trên, tốt nhất bạn nên tránh sử dụng đông trùng hạ thảo.

Những người đang điều trị bệnh tiểu đường nên hỏi ý kiến bác sỹ. Vì việc sử dụng kết hợp có thể dẫn đến giảm lượng đường trong máu (hạ đường huyết).

Những vấn đề liên quan đến lưu thông máu

Những người bị rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu (“thuốc làm loãng máu”). Hoặc thuốc chống đông máu cũng có thể cần tham khảo ý kiến bác sỹ. Vì khi dùng chung chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc dễ bị bầm tím.

Điều này cũng áp dụng nếu bạn được lên lịch phẫu thuật. Cần phải ngưng dùng đông trùng hạ thảo trước ít nhất hai tuần để ngăn ngừa chảy máu quá nhiều.

Các sản phẩm đông trùng hạ thảo dưới bất kỳ hình thức nào cũng không được sử dụng cho trẻ em, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Bất kỳ sản phẩm, cho dù rất tốt hay cực kỳ tốt vẫn luôn có mặt hạn chế ít nhiều. Nếu bạn đang hoặc sẽ dùng những sản phẩm đông trùng hạ thảo. Có thể tham khảo thêm để có thể dùng đông trùng đúng cách.

Thực hiện: Mai Kim Mỹ Hạnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ashok Kumar Panda and Kailash Chandra Swain .(2011). National Library Of Medicine. Traditional uses and medicinal potential of Cordyceps sinensis of Sikkim

2. Tiến sĩ Y học Naturopathic: Emily Dashiell, ND (2021). VeryWellHealth : What is Cordyceps? Can the Chinese mushroom boost athletic performance?

3. (2021). RxList: Cordyceps