Tác dụng của sâm Ngọc Linh đối với sức khỏe con người
Trước khi có những nghiên cứu về tác dụng của Sâm Ngọc Linh đối với sức khỏe con người. Sâm Ngọc Linh đã được các dân tộc thiểu số Việt Nam như người Xê Đăng. Dùng như một loại thuốc trong những bài thuốc cổ truyền. Điển hình như để cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, sốt rét, đau bụng…
Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt, Phó viện trưởng Viện Dược liệu Việt Nam cho biết. Những kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm sâm Ngọc Linh đã chứng minh tác dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm. Ngoài ra giúp kích thích hệ miễn dịch. Chống ôxi hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan.
Nghiên cứu dược lý lâm sàng của sâm Ngọc Linh cũng cho kết quả tốt giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện. Gíup gia tăng sức đề kháng. Cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục. Gíup nâng cao huyết áp ở người bị huyết áp thấp.
Ngoài những tác dụng trên, sâm Ngọc Linh có những tính năng tuyệt hảo như tăng lực. Phục hồi sự suy giảm chức năng giúp cho tình trạng của cơ thể trở lại bình thường. Tác dụng kháng các độc tố gây hại tế bào. Giúp kéo dài sự sống của tế bào và tăng các tế bào mới.
Đặc biệt, sâm Ngọc Linh có những tính năng mà sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc không có là tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu. Tác dụng chống ôxi hóa và hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường.
Bảo tồn và nhân giống phát triển Sâm Ngọc Linh
Sau khi dược tính và tác dụng đối với sức khỏe con người của sâm Ngọc Linh. Được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vào những năm 80 của thế kỷ 20, trên thị trường tự do. Giá sâm Ngọc Linh tương đương với giá của sâm Triều Tiên. Vào những năm 90, giá thành của sâm Ngọc Linh còn đắt hơn sâm Triều Tiên gấp nhiều lần.
Theo dược sĩ Đào Kim Long, ngay cả người Hàn Quốc, Nhật Bản, xứ sở của sâm. Cũng qua Việt Nam tìm sâm Ngọc Linh để chữa bệnh. Việc khai thác, sử dụng và mua bán tràn lan chưa có quy định quản lý, bảo vệ cùng với các chính sách cụ thể khiến trên 108 vùng sâm mọc tự nhiên giữa Quảng Nam và Kon Tum dần cạn kiệt. Kéo theo đó là hàng ngàn hecta rừng nguyên sinh bị tàn phá nặng nề.
Trước nguy cơ tuyệt chủng của giống sâm Ngọc Linh. Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập vùng cấm quốc gia ở khu vực có sâm mọc tập trung tại 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Đồng thời xếp sâm Ngọc Linh vào danh sách các loại cây cấm khai thác, mua bán bất hợp pháp. Tỉnh Quảng Nam và huyện Nam Trà My cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh.
Thủ Tướng Phạm Minh Chính: Đẩy mạnh liên kết, phát huy vai trò người dân trong sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh
Ngày 19/8/2023, trong chương trình làm việc tại Kon Tum. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi khảo sát tại vườn sâm Ngọc Linh tại xã Ngọk Lây huyện Tu Mơ Rông. Tại đây, Thủ tướng thăm một số hộ dân và doanh nghiệp liên kết trồng sâm. Tặng 12.000 cây giống sâm Ngọc Linh cho các hộ nghèo.
Theo đó, để phát triển một ngành công nghiệp trồng và chế biến sâm Ngọc Linh thực thụ của Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển sâm Việt Nam (chủ yếu là sâm Ngọc Linh) đến năm 2030. Định hướng đến năm 2045, theo Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 6/6/2023.
Trong đó, Kon Tum và Quảng Nam được xác định là 2 tỉnh sản xuất sâm Ngọc Linh. Tỉnh Kon Tum đã phát triển được hơn 1,8 nghìn ha sâm Ngọc Linh. Với mô hình đa dạng, điển hình nhất là liên kết với người dân. Trong đó có bà con đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh các mô hình. Kết quả đạt được trong sản xuất sâm Ngọc Linh và các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị cần nghiên cứu, hoàn thiện các mô hình đã có. Để làm tốt hơn trên tinh thần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước. Người dân và doanh nghiệp cần phát huy mạnh mẽ việc liên kết 6 nhà (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà băng, nhà phân phối). Để cùng nhau cộng hưởng sức mạnh xây dựng, phát triển ngành công nghiệp sâm.
Thủ tướng nhấn mạnh hai vấn đề cần tháo gỡ hiện nay. Thứ nhất đó là nghiên cứu để tháo gỡ pháp lý về việc nuôi trồng dưới tán rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Thứ hai là nghiên cứu cơ chế. Chính sách để khai thác tối đa giá trị, phát huy hiệu quả hơn nữa của sâm, chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau…