Sâm Ngọc Linh vượt qua tuyệt chủng
Cách đây hơn 20 năm. Tỉnh Kon Tum đã có định hướng là, bằng mọi giá phải bảo tồn nguồn gen quý sâm Ngọc Linh. Xa hơn là quy hoạch vùng chuyên canh hơn 31.000 h. Hướng đến đầu tư, và chế biến sâu.
Mục tiêu ngắn hạn là giai đoạn 2025-2030, trồng được 4.500-10.000 ha sâm Ngọc Linh. Đơn vị được giao nhiệm vụ tiên phong trồng sâm Ngọc Linh là Trung tâm Sâm giống Ngọc Linh. Đây là tiền thân của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk Tô ngày nay.
Được biết, từ năm 2000. Gần 14.000 cây giống đầu tiên được trung tâm bàn giao cho 24 hộ dân trồng thử nghiệm. Các hộ dân tại xã Ngọk Lây, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Từ kết quả bước đầu, UBND tỉnh Kon Tum đã mạnh dạn đầu tư dự án bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trong cộng đồng. Từ đó từng bước vượt qua nguy cơ tuyệt chủng sâm Ngọc Linh.
Bảo vệ “thánh địa” sâm Ngọc Linh và người tiêu dùng
Trong nhiều năm nay, vùng núi Ngọc Linh được bà con Xơ Đăng xem là vùng “thánh địa” sâm Ngọc Linh. Đây là vùng đất bất khả xâm phạm. Chính nhờ vậy mà diện tích rừng ở đây luôn được bảo vệ xanh tươi. Bà con quan niệm rằng, nếu rừng mất thì sâm quý cũng sẽ không còn.
Thế nhưng, lợi nhuận cao từ sâm Ngọc Linh đã khiến nhiều cá nhân, đơn vị đã mon men, xâm phạm “thánh địa” ở huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei. Thậm chí, có một số công ty còn ngang nhiên công bố các “dự án sâm trên giấy” để trục lợi từ thương hiệu. Không những thế còn công khai mời lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và địa phương tham dự.
Đã có nhiều khách hàng bỏ hàng trăm triệu đồng ra, mua và sử dụng sâm Ngọc Linh bằng niềm tin. Thế nhưng, để phân biệt sâm Ngọc Linh “thật – giả”. Người dùng phải xét nghiệm ADN rất phức tạp. Tốn kém thời gian nên không mấy ai mua sâm về rồi mang đi xét nghiệm cả.
Liên quán đến vấn đề này, ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, cho rằng:
“Công bố dự án sâm Ngọc Linh nhưng không có thật, nhằm trục lợi thì cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ, bảo vệ người tiêu dùng và “thánh địa” sâm Ngọc Linh. Ở địa phương, huyện vẫn thường xuyên tuyên truyền và hằng năm tổ chức các hội chợ sâm Ngọc Linh, giới thiệu sâm thật”.
Theo ông Lê Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống hàng giả, kém chất lượng. Bước đầu đã xử lý nhiều vụ vi phạm…
Nguyên nhân khiến sâm Ngọc Linh Kon Tum chết hàng loạt
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum. Sau khi nắm được thông tin về việc hàng loạt cây sâm Ngọc Linh non bị chết hàng loạt. Những ngày đầu tháng 6/2022, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã phối hợp với địa phương tiến hành kiểm tra 3,2 ha tại xã Măng Ri – huyện Tu Mơ Rông. Qu kiểm tra phát hiện tỷ lệ cây bị bệnh là 30%.
Theo đó, tại huyện Đắk Glei, trong số trên 13.500 cây sâm 1 năm tuổi của các hộ dân ở 2 xã Ngọc Linh và Mường Hoong thì có 2.200 cây đã bị chết. Số còn lại là 11.300 cây có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh khoảng 35 đến 40%.
Nguyên nhân chính
Đại diện Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Kon Tum cho biết. Hàng loạt cây sâm Ngọc Linh non có triệu chứng. Điển hình như vết đốm hoặc chấm dạng nhúng nước sôi nằm trong phiến lá. Hoặc mép lá xuất hiện chủ yếu ở cây sâm 1 năm tuổi. Vết bệnh lan dần vào làm cho lá bị thối nhũn và gục xuống. Bệnh sẽ lan dần vào phần thân. Đa số cây có bộ rễ chưa bị thối. Xác định, cây sâm Ngọc Linh trên các vườn đã kiểm tra bị nhiễm bệnh chết rạp.
Được biết, nguyên nhân gây bệnh được xác định là do các loại nấm. Như nấm Phoma glomerata, nấm Rhizoctonia solani và nấm Phytophthora sp gây ra. Trong thời gian từ tháng 3/2022, tại khu vực trồng Sâm Ngọc Linh có lượng mưa nhiều. Thường xuyên có sương muối, trời âm u, độ ẩm cao tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh phát sinh, phát triển mạnh. Đa phần các vườn không có lưới che. Chính vì vậy nên khi cây sâm còn nhỏ, gặp mưa lớn tạo vết thương và qua đó nấm bệnh xâm nhập.
Theo đó, trước thực trạng trên, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Kon Tum đã có văn bản gửi UBND huyện Tu Mơ Rông hướng dẫn các biện pháp quản lý sinh vật gây hại trên cây Sâm Ngọc Linh.
Kế hoạch khắc phục và bảo tồn
Ngoài ra, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã giao Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn phối hợp với Sở Khoa học công nghệ kiểm tra, nắm bắt tình hình trồng, chăm sóc sâm Ngọc Linh trên địa bàn. Để kịp thời có giải pháp hỗ trợ, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại. Nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do sâu bệnh hại gây ra.
Ngoài ra, Sở cũng phải nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc sâm Ngọc Linh của tỉnh Quảng Nam. Để có giải pháp hướng dẫn người dân phù hợp.