Tìm hiểu thành phần cây sâm Ngọc Linh

Các thành phần cây sâm Ngọc Linh Phân biệt thành phần cây sâm Ngọc Linh. Hiểu rõ về chúng thì chúng ta sẽ có kinh nghiệm mua sâm Ngọc Linh mà không bị lầm. Hoa sâm Ngọc Linh  Hoa sâm Ngọc Linh có màu vàng lục nhạt. Đường kính 3 – 4mm.  Gồm 5 lá…

By.

min read

Giống cây sâm Ngọc Linh trồng ở rừng Nam Trà My, Quảng Nam

Các thành phần cây sâm Ngọc Linh

Phân biệt thành phần cây sâm Ngọc Linh. Hiểu rõ về chúng thì chúng ta sẽ có kinh nghiệm mua sâm Ngọc Linh mà không bị lầm.

Hoa sâm Ngọc Linh 

Hoa sâm Ngọc Linh có màu vàng lục nhạt. Đường kính 3 – 4mm.  Gồm 5 lá đài hợp thành hình chuông, trên chia thành 5 răng nhỏ, hình tam giác. Dài 1 – 1,5mm, có 5 cánh hóa, 5 nhị màu trắng, dài 1,5 – 2mm. Bao phấn sâm có hình xoan, đính lưng, đĩa hoa hơi lồi. Bầu hoa sâm Ngọc Linh cao từ 1 – 1,5mm, có 2 lá noãn. Hoa của cây nở dần từ ngoài và từ dưới lên. Đài hoa rụng từ 1 – 2 ngày sau khi nở và tán bắt đầu kết quả. Mùa hoa sâm Ngọc Linh thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 6. 

Cụm hoa sâm Ngọc Linh thường có 3 lá kép trở lên. Cuống cụm hoa dài 10 – 12cm mang một tán đơn ở tận cùng. Đôi khi có thêm 1 – 4 tán phụ hay một hoa đơn ở phía dưới tán chính. Mỗi cụm hoa sẽ có từ 50 – 120 hoa, cuống dài từ 1 – 1,5cm. 

Hoa Sâm Ngọc Linh có tác dụng tương tự như củ Sâm Ngọc Linh. Ngoài ra còn có công dụng giảm lượng đường, giảm mỡ máu.  Tốt cho hệ tiêu hóa của con người. 

Quả và hạt sâm Ngọc Linh

Quả sâm Ngọc Linh mọng. Khi chín có màu đỏ tươi và có chấm đen ở đỉnh. Quả chủ yếu có 1 hạt dạng hình thận. Một số quả sâm hình cầu dẹt chứa 2 hạt. Đôi khi ta sẽ bắt gặp quả khi chín không có chấm đen giống như quả của nhân sâm. Hạt màu trắng hay vàng nhạt. Dài  – 8mm, rộng 5 – 6mm, dày 2mm và bề mặt có nhiều chỗ lồi lõm. Trọng lượng trung bình của một quả sâm là 275mg và một hạt là 75mg. 

Tìm hiểu về cây sâm Ngọc Linh - Hạt hoa sâm Ngọc Linh
Tìm hiểu về cây sâm Ngọc Linh – Hạt hoa sâm Ngọc Linh

Lá sâm Ngọc Linh 

Lá sâm Ngọc Linh là loại lá kép có hình chân vịt. Lá thường mọc ở đỉnh thân. Cuống lá kép dài 2 – 12cm. Mỗi lá kép thường có 5 lá chét hình trứng ngược, hình mác hoặc hình bầu dục, mép khía răng cưa. Đầu lá nhọn hoặc đôi khi sẽ có mũi nhọn, gốc lá hình nêm. Lá chét ở giữa lớn nhất dài 15cm, rộng 3 – 5cm. Gân lá sâm Ngọc Linh có hình lông chim và thường sẽ có 10 cặp còn gân phụ thì có hình mạng. Phiến lá có màu xanh lục, mảnh, dễ rách, có nhiều lông cứng dài 1 – 2mm, mặt dưới ít hơn. 

Cây Sâm Ngọc Linh nảy mầm từ hạt sâm và chỉ có 1 lá kép với 5 lá chét. Năm thứ 3 đa số 2 lá kép.  Nắm thứ 4 đa số 3 lá kép. Năm thứ 5 và 5 đa số 4 – 5 lá kép. Và rất hiếm gặp cây 6 lá kép. 

Lá của Sâm Ngọc Linh có tác dụng tăng cường sinh lý hiệu quả.Hỗ trợ hiệp lực với thuốc chữa ung thư. Ngoài ra, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ chữa viêm họng hạt hiệu quả. Bên cạnh đó, còn giúp bồi bổ cơ thể. Giúp kích thích hoạt động não bộ, suy nhược tinh thần. Tái tạo hồng cầu,  suy tiểu cầu, chữa thiếu máu. Lá sâm Ngọc Linh giúp giảm trầm cảm, mất ngủ, giảm lo âu. Ngoài ra, còn giúp hỗ trợ chống oxy hóa, làm đẹp da. 

Bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh Kon Tum
Bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh Kon Tum

Thiết bị phân biệt thành phần cây sâm Ngọc Linh thật, giả

Thời gian qua, việc kiểm định sâm Ngọc Linh chủ yếu bằng kinh nghiệm. Thế nhưng, việc này là không khoa học. Không đảm bảo tính pháp lý. Trước thực trạng trên, tỉnh Kon Tum đã đầu tư 13 tỷ đồng mua thiết bị về phân tích sâm Ngọc Linh thật, giả. Sau 1 tháng đi vào vận hành, đến nay (tháng 9/2023), các chuyên viên kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu – Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học – Công nghệ tỉnh Kon Tum đã làm chủ công nghệ, làm chủ quy trình phân tích… đáp ứng tiêu chuẩn của phòng thử nghiệm theo quy định.

thiết bị phân biệt sâm ngọc linh
thiết bị phân biệt sâm ngọc linh

Được biết, thiết bị gồm có hệ thống kiểm định DNA và hệ thống thiết bị kiểm định, phân tích saponin. Hệ thống thiết bị kiểm định DNA phân tích gen nhằm xác định về nguồn gốc các sản phẩm có đúng là sâm Ngọc Linh hay không. Việc phân tích DNA có hai phương pháp. Đó là phân tích nhanh và phân tích chậm. Trong đó, phân tích chậm sẽ mất khoảng 2 ngày. Còn phân tích nhanh chỉ từ 4 – 5 tiếng là có kết quả. Phân tích thành phần hợp chất Saponin (một loại đặc trưng của sâm Ngọc Linh) để xác định hàm lượng có bao nhiêu phần trăm và có những thành phần hoạt chất nào.

Trung tâm Nghiên cứu – Ứng dụng và Dịch vụ Khoa Học – Công nghệ tỉnh Kon Tum đã đầu tư máy có thể phân lập, phân tích xác định được DNA sâm

Theo ông Chu Đình Liệu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu – Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học – Công nghệ tỉnh Kon Tum cho biết.  Phương pháp phân tích nhanh đòi hỏi cán bộ kỹ thuật phải thuần thục và có nhiều kinh nghiệm. Đối với phân tích chậm, thời gian tuy lâu nhưng độ chính xác sẽ cao hơn.

Mỗi loại sâm sẽ có đặc trưng gen riêng, đơn vị sẽ xây dựng chỉ thị phân tử của mỗi loại sâm. Căn cứ vào chỉ thị phân tử để phân biệt các loại sâm, đặc biệt là phần sâm Ngọc Linh với các giống khác. Hai hệ thống thiết bị này được tỉnh Kon Tum đầu tư với mục tiêu bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.