Các cách phân biệt sâm Ngọc Linh
Phân biệt thông qua mùi vị
Để phân biệt sâm Ngọc Linh, chúng ta có thể thông qua mùi vị. Mùi vị được xem là một trong những cách nhận biết sâm Ngọc Linh rõ ràng nhất.
Với sâm Ngọc Linh thật, sẽ thấy có mùi thơm nồng. Bạn có thể ngửi rất rõ bằng mũi. Khi nếm thử, bạn sẽ thấy sâm có vị đắng. Hơi pha ngọt nhẹ, thanh mát, giòn và không có xơ.
Ngược lại, sâm Ngọc Linh giả sẽ không có mùi thơm đặc trưng. Khi nhai sẽ thấy cứng chứ không mề. Có nhiều xơ và dai, vị ngái, có vị đắng ngắt chứ không thanh mát. Sâm Ngọc Linh giả không có vị ngọt như sâm Ngọc Linh thật.
Phân biệt thông qua đặc điểm hình thái bên ngoài
Cách tiếp theo để phân biệt sâm Ngọc Linh chính là về hình thái bên ngoài. Cụ thể, về bộ phận lá của Sâm Ngọc Linh thật có lá nhỏ, mỏng và mềm, mọc ở đỉnh của thân. Lá sâm là dạng lá kép chân vịt. Thường có từ 3 đến 5 lá kép. Răng cưa ở mép lá rất nhỏ và đều. Còn các loại sâm Ngọc Linh giả thường có lá to, bề ngang rộng, lá có răng cưa sâu và dày. Ngoài ra, trên bề mặt phía sau của lá sâm Ngọc Linh giả sẽ có ít lông hơn so với sâm Ngọc Linh thật.
Về bộ phận thân rễ và rễ củ. Sâm Ngọc Linh thật sẽ có các mắt trên thân mọc lệch nhau. Các mắt không tròn hẳn và mọc lõm vào thân. Vỏ củ sâm Ngọc Linh thật rất mỏng và nhẵn, không xù xì. Khi rửa sạch củ sâm có màu vàng nâu hoặc xanh xám. Vỏ củ sâm Ngọc Linh giả rất sần sùi.
Về khối lượng của củ sâm. Sâm Ngọc Linh thật cầm rất chắc tay. Củ sâm nhìn tuy bé nhưng từng củ đều rất nặng. Trong khi sâm Ngọc Linh giả cầm cảm giác rỗng bên trong, củ nhìn to nhưng từng củ lại rất nhẹ.
Về cấu trúc đốt mắt. Đốt mắt là vết tích của thân khí sinh hàng năm để lại. Sâm Ngọc Linh thật có nhiều rễ bám. Khoảng cách mắt so le nhau và mọc không đều. Số lượng mắt ít do trong ba năm đầu tiên, cây sâm không rụng thân khí sinh nên chỉ có 1 mắt. Sau đó cứ thêm 1 năm thì có thêm 1 mắt. Trong khi đó, với sâm Ngọc Linh giả thì sẽ khoảng cách mắt đều, mọc thẳng hàng hơn. Số lượng nhiều vì một năm có thể mọc nhiều đốt.
Phân biệt thông qua kiểm định
Cuối cùng, cách chính xác nhất để phâm biệt sâm Ngọc Linh thật hay giả là dựa vào việc đem đi kiểm định hợp chất. Thông thường, chúng ta phải đem mẫu dược liệu tới các trung tâm uy tín. Nơi có khả năng kiểm định chuyên sâu thì mới xác định được các hợp chất đặc trưng để xác định chính xác sâm Ngọc Linh thật.
Cụ thể, việc xác định sẽ dựa vào các phản ứng hoá học đặc trưng để định tính hợp chất Saponon có trong sâm. Sau đó tiến hành xác định từng loại Saponin thông qua phương pháp định tính Saponin toàn phần bằng Sắc ký lớp mỏng (Thin Layer Chromatography) thì mới đưa ra được kết luận rằng cuối cùng về sâm Ngọc Linh thật hay giả.
Nếu trong kết quả kiểm tra, mẫu thử có đầy đủ các hợp chất Ginsenoside loại Rg1, Rb1 với tỷ lệ nằm trong khoảng tham chiếu. Đặc biệt là có tồn tại hợp chất Majonoside R2 thì mẫu thử đúng là sâm Ngọc Linh thật. Các loại sâm Ngọc Linh giả thông thường cũng chứa các hợp chất Ginsenoside loại Rg1, Rb1 nhưng hàm lượng sẽ ít hơn. Và và hoàn toàn không chứa hợp chất Majonoside R2 (MR2).
Phân biệt các loại sâm Ngọc Linh giả
Củ Tam thất hoang (còn gọi là sâm Vũ Diệp): Đây là loại cây mọc rất nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Cây mọc hoang và chưa trồng được nên có tên gọi là Tam thất hoang.
Tam thất hoang thường hay được dùng làm giả sâm Ngọc Linh vì chứa nhiều hoạt chất Saponin nhưng có hàm lượng thấp hơn.
Củ Tam thất: Là một dược liệu thường mọc ở những vùng núi cao từ 1500m trở lên. Ở nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm như các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
Tam thất thường được làm giả sâm Ngọc Linh vì có ngoại hình tương đồng với sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên, củ Tam thất thường đắng hơn và chứa ít saponin hơn sâm Ngọc Linh.
Củ Đan Thạch. Đây là một loại cây dại mọc trong rừng. Đan Thạch thường bị các đối tượng xấu dùng làm giả sâm Ngọc Linh vì có ngoại hình khá tương đồng.