Chiến lược đưa sâm Ngọc Linh ra thế giới

Đầu tư nguồn lực vào sâm Ngọc Linh Theo tài liệu ghi chép, Sâm Ngọc Linh lần đầu tiên được phát hiện tại vùng núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Quảng Nam và Kon Tum vào năm 1985. Ngày 1/9/2015, tại Văn bản số 7168. Chính phủ đã thống nhất thông qua Đề án bảo tồn và phát…

By.

min read

phát triển ngành công nghiệp sâm ngọc linh

Đầu tư nguồn lực vào sâm Ngọc Linh

Theo tài liệu ghi chép, Sâm Ngọc Linh lần đầu tiên được phát hiện tại vùng núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Quảng Nam và Kon Tum vào năm 1985. Ngày 1/9/2015, tại Văn bản số 7168. Chính phủ đã thống nhất thông qua Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh (hay còn gọi là sâm Việt Nam) đến năm 2030.

Sau khi đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh được Chính phủ thông qua. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế chính sách bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh. Nhờ vậy, bước đầu đã góp phần bảo tồn nguồn giống gốc. Tạo ra nguồn giống đáng kể cung ứng cho nhân dân và cho doanh nghiệp trong vùng trồng sâm.

Diện tích quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được xác định là 16.000ha. Đến nay diện tích thực tế trồng gần 10.000ha. Gần 20 doanh nghiệp đã ký hợp đồng thuê môi trường rừng trồng sâm Ngọc Linh.

Tình hình ngành sâm Việt Nam

Những năm gầy đây, 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum không ngừng xây dựng thương hiệu sâm Việt Nam. Cùng với việc xây dựng quy trình sản xuất. Chế biến sâu các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh để tạo nên sản phẩm đặc hữu của quốc gia. Góp phần phát triển ngành dược và kinh tế – xã hội của đất nước.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ông Hồ Quang Bửu. Bên cạnh những kết quả đạt, việc phát triển cây sâm Ngọc Linh và sản phẩm từ sâm Ngọc Linh chưa nằm trong một kế hoạch tổng thể. Chưa tạo ra sự kết nối, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành, các nguồn lực.

Vì vậy, việc xây dựng “Chương trình quốc gia phát triển sâm Ngọc Linh giai đoạn 2021 – 2030. Và định hướng đến 2045” là rất cần thiết.  Để tỉnh Quảng Namcó cơ chế và dành nguồn lực phát triển cây sâm Ngọc Linh. Trở sâm Ngọc Linh thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và đưa sâm Việt Nam ra thế giới.

Vườn sâm Ngọc Linh trồng tại núi Ngọc Linh, Nam Trà My, Quảng Nam được chính phủ hỗ trợ phát triển
Vườn sâm Ngọc Linh trồng tại núi Ngọc Linh, Nam Trà My, Quảng Nam được chính phủ hỗ trợ phát triển

Phát triển mạnh ngành công nghiệp sâm

Mục tiêu dài hạn đến năm 2045 là đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm có thể cạnh tranh ngang bằng với ngành sản xuất sâm của Hàn Quốc. Hằng năm, sản xuất ra được từ 500 – 1.000 tấn.

Cụ thể là đến năm 2025, phát triển vùng sản xuất và cung ứng giống sâm tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Mở rộng vùng trồng sâm nguyên liệu tại 122 huyện nghèo trên địa bàn toàn quốc. Có độ cao 1.000m so với mực nước biển trở lên.

Xác định và quản lý được vùng trồng bảo tồn nguồn giống gốc và vùng trồng phát triển sâm. Thu hút từ 50 – 60 tổ chức đầu tư phát triển sâm giống và nhà máy chế biến các sản phẩm sâm. Điển hình như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược phẩm…

Xây dựng từ 3 – 5 trung tâm kiểm định chất lượng sâm trên địa bàn toàn quốc. Qua đó kiểm soát được chất lượng sâm. Hoàn thiện bộ quy trình hướng dẫn trồng, chăm sóc cây sâm. Hướng dẫn cấp chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm sâm củ Việt Nam. Cấp mã số cơ sở trồng, cấp giấy phép, truy xuất nguồn gốc theo quy định.

Tập trung nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển trồng sâm Việt Nam. Xác định được giống cây các tầng theo vùng và phương thức trồng lại rừng tự nhiên theo đề án trồng sâm. Tầng cao của rừng là cây lấy gỗ lâu năm dưới trồng sâm và tầng giữa trồng cây ăn quả.

vườn ươm sâm giống tại núi Quảng Nam, Trà My
vườn ươm sâm giống tại núi Quảng Nam, Trà My

Phát triển du lịch và văn hóa sâm Ngọc Linh        

Để phát triển du lịch và văn hóa sâm. Tại Quảng Nam, giai đoạn 2022 – 2025. Quảng Nam sẽ đầu tư xây dựng Làng du lịch cộng đồng Mô Chai thôn 1 và Tắk Ngo thôn 2 và Tắk Lang thôn 3 xã Trà Linh, huyện Nam Trà My. Để đảm bảo du khách đến tham quan và lưu trú. Kết nối với tuyến du lịch Khu di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, huyện Tiên Phước, Bắc Trà My. Để hàng năm đón từ 40.000 – 50.000 lượt người đến tham quan và khám phá vùng sâm.

Bên cạnh đó, kêu gọi các doanh nghiệp, đóng vai trò chủ động trong việc đầu tư các cơ sở hạ tầng.  Nhằm phục vụ cho du lịch như nhà nghỉ, khách sạn, các điểm vui chơi… để thu hút khách du lịch đến.

Ngoài ra, xây dựng hình ảnh văn hóa sâm Việt Nam cho người dân vùng đồng bào các dân tộc huyện Nam Trà My. Thông qua Lễ hội sâm với quy mô 5 năm/lần (cấp quốc gia). Và 1 năm/lần (cấp tỉnh). Duy trì tổ chức phiên chợ sâm và hàng nông sản của huyện Nam Trà My hàng tháng.