Trà hoa cúc chi cực phẩm trà cúc Tiến Vua

Trà hoa cúc chi giúp bồi bổ sức khoẻ, làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng đẹp da lại có hương thơm tinh tế, nhẹ nhàng, hương vị ấm áp, dễ chịu.

By.

min read

Hộp trà hoa cúc chi gồm 1 lọ thuỷ tinh và 2 túi refill Kim's Mộc Trà

Hoa cúc chi còn có tên gọi khác là cúc Tiến Vua. Tên khoa học là Chrysanthemum indicum thuộc họ cúc Asteraceae. Hoa cúc chi có hoa màu vàng nhỏ, cây bụi dạng thảo mộc. Lá cây chia thành nhiều lá chét có mép hình răng cưa, xếp xen kẽ.

Hoa cúc chi dùng để làm thảo dược từ thế kỷ 15 trước công nguyên.  Được trồng đầu tiên tại Trung Quốc. Ở Việt Nam được trồng nhiều nhất tại các vùng như Hưng Yên, Hà Nội. Những bông hoa cúc chi nở vào đúng mùa từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Những bông hoa cúc chi làm trà vừa mới hé nở, chưa nở bung. Điều này nhằm giữ trọn vẹn dược tính và hương vị tốt nhất của hoa.

Trà hoa cúc trong Đông y và Tây y

Trà hoa cúc từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc. Để bồi bổ sức khỏe và làm dịu một số triệu chứng bệnh thông thường.

Khi pha trà, nước trà có hương thơm tinh tế, nhẹ nhàng và hương vị ấm áp, dễ chịu.

Theo Đông Y

Theo Đông y, hoa cúc chi có vị đắng nhẹ, tính mát vì thế đây còn được coi là một thức uống thảo mộc giúp giải nhiệt, mát gan, giảm nóng trong cực tốt được yêu thích. Đông y dùng hoa cúc chi trong những trường hợp như chữa đau họng, hạ sốt, giảm mụn do có tính mát. Tại Triều Tiên, loại trà này giúp người uống giữ đầu óc tỉnh táo.

Y học Trung Quốc cho rằng trà hoa cúc có khả năng làm sạch gan và mắt. Gan gắn với hành Mộc điều khiển mắt, gắn liền với sự bực dọc và căng thẳng (“can chủ nộ”). Người ta tin rằng trà có tác dụng chữa đau mắt do căng thẳng hoặc do mất cân bằng âm (thiếu nước). Trà cũng được dùng để chữa chứng mắt nhìn mờ hay nhìn thấy đốm, suy giảm thị lực hoặc hoa mắt chóng mặt. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh các quan niệm này.

Theo Tây Y

Trong Tây y, trà hoa cúc dùng uống hoặc đắp gạc nhằm chữa suy giãn tĩnh mạch chân hoặc xơ vữa động mạch.
Thành phần chủ yếu có trong tinh dầu hoa cúc là bisabolol (levomenol) – thành phần hoạt chất có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Bisabolol có tác dụng chống kích ứng, chống viêm và chống vi khuẩn.

Không những vậy, hoạt chất này còn giúp phái nữ sở hữu làn da rạng ngời hơn. Chúng được dùng như thành phần dưỡng da, giúp giảm bong tróc và kích thích quá trình tự phục hồi của da.

Trà hoa cúc chi Kim’s Mộc Trà có hương vị tinh tế

Mùa thu hoạch hoa cúc chi bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 hàng năm. Hoa cúc chi có chất lượng tốt nhất khi vừa nở hé, không còn nụ, chưa nở bung nhằm giữ trọn vẹn dược tính và hương vị cao nhất của hoa. Mỗi dịp thu hoạch chia làm hai đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng một tháng.

Hoa cúc chi trồng làm trà và thảo dược là hoa cúc được canh tác thuận tự nhiên. Không dùng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Chính vì vậy luôn mang hương vị tinh tế một cách đặc biệt.

Trà hoa cúc chi có thơm ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn hái và sấy. Những bông cúc được thu hái thủ công bằng tay và nhặt bỏ các bông lỗi, sâu cắn… Quy trình sấy lạnh an toàn, khép kín đảm bảo bông cúc được sấy lạnh khô tự nhiên, giữ được màu sắc hoa và dưỡng chất, dược tính có trong hoa. Cúc chi sau khi sấy được nhặt lại 1 lần nữa loại bỏ hết những bông xấu, thâm và cánh rụng. Những bông gửi đến khách hàng là những bông ở trên sàng.

Công dụng của trà hoa cúc chi

Kháng viêm:

Trong hoa cúc chi vàng có chứa hoạt chất bisabolol. Giúp ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn và ngăn chặn các phản ứng viêm nhiễm. Những người bị viêm da để làm cho vết thương nhanh lành hơn có thể sử dụng tinh dầu hoa cúc.

Tiêu đờm, giảm ho:  

Nhờ có tác dụng kháng viêm, hoa cúc chi giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn trong các bệnh cảm cúm thông thường, giảm ho và hỗ trợ trong bệnh viêm đường hô hấp, viêm phế quản.

Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư:

Trong hoa cúc chi có chứa thành phần apigenin giúp ngăn ngừa sự hình thành và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

Kiểm soát đường huyết:

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, loại trà hoa cúc có tác dụng giúp kiểm soát lượng đường huyết, hỗ trợ những bệnh nhân tiểu đường.

Tốt cho hệ tiêu hóa:

Trà hoa cúc chi có tác dụng kháng viêm cao nên rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Ngoài ra còn giúp loại bỏ các rối loạn hệ tiêu hóa khác như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

Giúp điều trị ngủ không sâu giấc, mất ngủ:

Hoa cúc chi có chứa các chất giúp làm dịu thần kinh. Có thể giúp bạn dễ ngủ và có giấc ngủ sâu hơn. Loại trà này được khuyến cáo sử dụng cho có những triệu chứng của rối loạn giấc ngủ hoặc những người mất ngủ. Ngoài ra, với tác dụng này còn có thể giúp bạn giải tỏa lo âu, giúp tinh thần thoải mái.

Cách pha trà hoa cúc với kỷ tử và táo đỏ  

Bạn có thể tự pha cho mình một tách trà hoa cúc kỷ tử táo đỏ bổ dưỡng lại đơn giản, nhanh gọn tại nhà. Bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và thực hiện theo hướng dẫn chi tiết sau đây.

Nguyên liệu:

  • 10-15 bông hoa cúc chi nụ khô.
  • 10 lát táo đỏ khô cắt lát. Hoặc có thể dùng 2 quả táo đỏ nguyên trái.
  • 15-20 hạt kỷ tử
  • 20g đường phèn bi

Các bước thực hiện pha trà hoa cúc kỷ tử táo đỏ:

  • Bước 1: Bạn cần rửa sơ táo đỏ, kỷ tử, hoa cúc và để cho ráo nước.
  • Bước 2: Nếu là táo đỏ nguyên trái. Bạn cần dùng dao khứa xéo 2-3 đường trên thân quả để taoso ra vị ngọt.
  • Bước 3: Sau đó cho hoa cúc, táo đỏ và kỷ tử vào ly hoặc ấm nhỏ.
  • Bước 4: Cho nước sôi đợt đầu tráng đều các nguyên liệu trong 5-10 giây. Sau đó  chắt đổ nước này đi.
  • Bước 5: Cho nước sôi đợt hai vào rồi đậy nắp lại, ủ trà 15 phút.
  • Bước 6: Bước cuối cùng là cho đường phèn vào khuấy nhẹ 1-2 vòng rồi để cho đường tan từ từ là có thể thưởng thức rồi.

Lưu ý gì khi sử dụng dược liệu hoa cúc chi?

Nên sử dụng dược liệu hoa cúc chi sau mỗi bữa ăn, có thể sử dụng trước bữa ăn trong trường hợp có kết hợp với các vị thuốc khác. Do đó, không nên sử dụng cúc chi riêng lẻ khi bụng đói.

Những bệnh nhân có cơ địa dễ mẫn cảm với các loại phấn hoa, tinh dầu hoặc các loại hoa thì cần thận trọng khi sử dụng.

Không nên sử dụng cúc chi trong thời gian đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu hay thuốc chống trầm cảm vì có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc này. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng trong trường hợp này.

Phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Trẻ sơ sơ sinh và trẻ nhỏ không nên sử dụng hoa cúc chi.

Cần tuân thủ theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ, không nên dùng quá nhiều trong một ngày vì có thể gây ra ngộ độc.

Tóm lại, hoa cúc chi không chỉ có tác dụng trong trang trí không gian mà còn là một vị thuốc có tác dụng trong việc chữa nhiều bệnh khác nhau. Do đó, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ theo đúng liều lượng được đưa ra.