Tìm hiểu một số loại sâm Việt Nam

Khoảng chục năm về trước, người Việt Nam mình rất chuộng các loại nhân sâm Hàn Quốc. Thời ấy, em cũng đã từng mua theo đơn đặt hàng của những vị khách thân. Nhưng vài năm trở lại đây, khi sâm Ngọc Linh ngày càng được nhiều người biết đến vì tác dụng của hiệu…

By.

min read

Sâm Lai Châu rừng thiên nhiên hoang dã

Khoảng chục năm về trước, người Việt Nam mình rất chuộng các loại nhân sâm Hàn Quốc. Thời ấy, em cũng đã từng mua theo đơn đặt hàng của những vị khách thân. Nhưng vài năm trở lại đây, khi sâm Ngọc Linh ngày càng được nhiều người biết đến vì tác dụng của hiệu quả của nó đã được chứng minh qua kết quả phân tích thành phần dược học đã được công bố.

Sở dĩ, loài này có tên là Ngọc Linh, vì chúng được tìm thấy ở vùng núi Ngọc Linh, thuộc 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Hiện nay, loài sâm Ngọc Linh khai thác trong tự nhiên đã có nguy cơ tuyệt chủng. Nên cây sâm Ngọc Linh luôn được chính quyền, người dân tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum chú trọng bảo tồn, phát triển. 

Sâm Lai Châu rừng thiên nhiên hoang dã
Sâm Lai Châu rừng thiên nhiên hoang dã

SÂM NGỌC LINH

Sâm Ngọc Linh có tên khoa học là Panax Vietnamensis Ha & Grushv. Là loại sâm có giá trị về mặt dược tính cao hơn rất nhiêu so với Sâm Hàn Quốc, Sâm Triều Tiên hay Hoa Kỳ.

Thành phần chính của Sâm Ngọc Linh

Từ những kết quả nghiên cứu, sâm Ngọc Linh chứa đến 52 loại saponin. Chúng có nhiều trong phần rễ và củ sâm. Đặc biệt, trong đó có 24 loại saponin mà không thể tìm thấy được ở những loại sâm khác.

Ngoài ra chúng còn chứa 7 hợp chất Polyaceytylen, 17 loại Axit amin bao gồm 8 loại Axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được, 20 nguyên tố vi lượng, các Vitamin E, B2, B12 …

Nhưng quan trọng hơn hết là chúng có 2 loại Saponin đắt giá là Majonosid R2 và Ginsenosid Rb1. Riêng Majonosid R2 thì chỉ có riêng ở loài Sâm Ngọc Linh và Sâm Lai Châu.

Ở Việt Nam, cho đến thời điểm hiện nay, chi Panax được xác định có 5 loài trong đó đó 2 loài nhập trồng là Tam Thất (P. notoginseng), Nhân sâm (P. ginseng). Ba loài mọc tự nhiên và đang cần được bảo tồn là Sâm Vũ Điệp (Panax bipinnatifidus Seem.), Tam thất hoang (P. stipuleanatus Tsai & Feng) và đặc biệt là Sâm Việt Nam (P. vietnamensis Ha & Grushv) – loài đặc biệt hữu hạn của miền Trung Việt Nam.

Cho đến gần đây, loài Sâm Lai Châu (P. vietnamensis var. fuscidiscus), là một loài mới, ít được biết đến nhưng đã được xác định là loài có nhiều thành phần dược tính tương tự như Sâm Ngọc Linh.

SÂM LAI CHÂU

Sâm Lai Châu có tên khoai học là Panax Vietnamensis var. fuscidiscus. Loài sâm này phân bố chủ yếu ở vùng Mường Tẻ, Lai Châu. Ở độ cao 1900m. Chúng được tìm thấy ở trong rừng rậm nguyên sinh, dưới những tán cây rộng có độ che phủ 70%.

Loài này được Phan Kế Long cùng cộng sự phát hiện vào năm 2013. Bậc phân loại được xếp dưới loài Sâm Ngọc Linh. Sau khi cụ thể so sánh khoảng cách di truyền của loài Sâm Lai Châu và Sâm Ngọc Linh thì khoảng cách di truyền rất thấp chỉ chiếm 0,7% và số vị trí nucleotide sai khác của 2 loài này là 4 nucleotide.

Sâm Lai Châu rừng thiên nhiên hoang dã
Sâm Lai Châu rừng thiên nhiên hoang dã

TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA HỢP CHẤT CÓ TRONG CÁC LOẠI SÂM VIỆT NAM

Do có thành phần chính gồm các ginsenosid cho nên các tác dụng sinh học của các loại sâm hầu hết điều do ginsenosid đem lại.

Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương

Sâm Việt Nam liều thấp có tác dụng kích thích thần kinh, làm tăng hoạt động, vận động và trí nhớ. Nhưng lưu ý, khi dùng liều cao lại ức chế thần kinh.

Tác dụng chống trầm cảm

Sâm Việt Nam có tác dụng chống trầm cảm ở liều uống 1 lần 200mg/kg hoặc liều 50-100mg/kg dùng luôn trong 7 ngày.

Tác dụng tăng sinh lực

Sâm Việt Nam có tác dụng tăng sinh lực, chống lại mệt mỏi, giúp phục hồi sức lực.

Tác dụng chống oxy hoá

Chống oxy hoá, ức chế hình thành MDA là sản phẩm của quá trình oxy hoá lipid màng sinh học.

Tác dụng kích thích miễn dịch

Sâm Việt Nam có thành phần giá trị nhất là Majonosid R2 có tác dụng tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Tác dụng phục hồi tế bào máu

Sâm Việt Nam có tác dụng phục hồi số lượng tế bào hồng cầu và làm giảm tế bào bạch cầu.

Ngoài ra, sâm Việt Nam còn tăng cường nội tiết sinh dục, điều hoà hoạt động của tim, tác dụng chống tăng cholesterol máu, bảo vệ gan, chống viêm và ức chế sực phát triển của Streptococcus gây bệnh viêm họng.

Đặc điểm tác dụng riêng của 2 thành phần chính có trong sâm

Tác dụng dược lý của thành phần Majonosid R2 – MR2

MR2 có nhiều tác dụng dược lý quan trọng, là hợp chất tiêu biểu quyết định tác dụng dược lý đặc thù của Sâm Việt Nam và những tác dụng này đã được công bố qua một số nghiên cứu.

  • Chống viêm
  • Chống Stress
  • Chống ung thư
  • Bảo vệ tế bào gan mạnh, chống lại sự chết tế bào do D-galactosamin gây ra.

Tác dụng dược lý của thành phần Ginsinosid Rb1

Thành phần này cũng được tìm thấy trong những loài sâm khác. Nhưng trong Sâm Việt Nam, chúng được tích luỹ được điều trong toàn cây với mức đáng kể (khoảng 2% ở phần dưới mặt đất và 1% ở phần khí sinh). Ginsenosid Rb1 là Saponin đóng vai trò quan trọng trong nhiều tác dụng dược lý của các loại sâm.

  • Chống ung thư
  • Ức chế miễn dịch và chống viêm
  • Hạ huyết áp
  • Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương
  • Hạ đường huyết

Chi tiết tính chất dược lý của từng loại, em sẽ viết tiếp ở bài sau.

Tìm hiểu thành phần của một số loại sâm Việt Nam - Sâm Lai Châu ngâm mật ong
Tìm hiểu thành phần của một số loại sâm Việt Nam – Sâm Lai Châu ngâm mật ong

Bài viết này được viết dựa vào tài liệu tham khảo và bài luận nghiên cứu, thí nghiệm, so sánh tính chất và tác dụng giữa 2 loại sâm: Sâm Ngọc Linh và Sâm Lai Châu của Khoa Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Giá thành của Sâm Ngọc Linh rất cao, cao gấp 3-5 lần. Thậm chí nhiều hơn so với Sâm Lai Châu. Nhưng tính dược lại tương đương, không kém hơn là bao. Nhận xét về hương vị của 2 loài thì Sâm Ngọc Linh có hương và vị tốt hơn hẳn so với Sâm Lai Châu. Tất cả dược tính, hương vị, tính chất và đặc biệt của 2 loài khác nhau ít nhiều vì chúng phụ thuộc vào yếu tố môi trường, thổ nhưỡng, khí hậu và giống cây.