Sâm Ngọc Linh giả mạo tràn lan
Hiện nay, những bài quảng cáo bán sâm Ngọc Linh được đăng tràn lan trên mạng xã hội. Với đủ mọi nguồn gốc xuất xứ. Ngoài các sản phẩm chế biến từ sâm Ngọc Linh ra. Thì sâm củ không rõ nguồn gốc cũng đang được rao bán rất nhiều trên thị trường.
Không chỉ tại Kon Tum hay Quảng Nam, thủ phủ của sâm Ngọc Linh Mà ngay tại các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng được rao bán tràn lan.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia nghiên cứu về sâm Ngọc Linh. Hiện tại sâm Ngọc Linh thật chỉ được trồng tại huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum và Nam Trà My tỉnh Quảng Nam.
Được biết, sâm Ngọc Linh rất khó trồng. Và thời gian để sâm đạt chất lượng có hoạt tính cũng rất lâu. Chính vì lợi nhuận cao nên kẻ gian thường trộn lẫn các loại sâm khác để đánh lừa người tiêu dùng.
Thực tế trên địa bàn Đắk Tô
Tại huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum là địa bàn nóng về tình trạng mua bán sâm Ngọc Linh giả. Nhiều số lượng giả mạo sâm Ngọc Linh đã bị lực lượng chức năng tiêu hủy. Theo đó, các đối tượng thường thu gom các loại củ như tam thất, điền trúc. Rất giống sâm Ngọc Linh Kon Tum từ các tỉnh ngoài miền Bắc. Sau đó mang vào Kon Tum để bán cho người tiêu dùng. Khiến cho việc kiểm soát và ngăn chặn gặp không ít khó khăn.
Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum cho biết. Thời gian qua, nhờ nhận biết được giá trị to lớn và nguồn lợi mang lại trực tiếp từ cây sâm Ngọc Linh. Nên bà con trên các triền núi cao không còn khai thác rừng bừa bãi như trước. Vì vậy, diện tích sâm không ngừng được mở rộng và tăng lên.
Tuy nhiên, thị trường sâm cũng đối diện với không ít áp lực từ nạn sâm giả. Trong đó, tình trạng trà trộn các giống sâm ngoại lai từ nơi khác vào gắn mác thương hiệu sâm Ngọc Linh gây nhức nhối. Thời gian qua, trên thị trường, thậm chí, ngay trên “thánh địa”, “thủ phủ” trồng sâm Ngọc Linh. Lực lượng chức năng vẫn thường xuyên kiểm tra và phát hiện nhiều vụ việc vi phạm liên quan đến sâm Ngọc Linh.
Mua sâm dễ như mua rau. Sâm Ngọc Linh thật giả lẫn lộn
Chỉ cần vào các trang mạng xã hội, tìm kiếm “sâm Ngọc Linh” là người tiêu dùng dễ dàng bắt gặp “chợ” mua bán sâm nhộn nhịp. Với nhiều sản phẩm, chủng loại khác nhau. Từ củ tươi, củ khô, lá sâm đến cả rượu và các sản phẩm chiết xuất từ sâm.
Những quảng cáo bán sâm Ngọc Linh tràn lan. Với đủ mọi nguồn gốc xuất xứ. Giá thành rẻ hơn vài chục lần so với sâm Ngọc Linh được trồng tại các vùng trồng lớn tại huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) hay huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum).
Không những vậy, có nhiều trang bán hàng còn “chơi lớn”. Khi đăng bài viết kiểu vừa bán vừa cho. Như tặng 1 cây sâm Ngọc Linh 2 năm tuổi với giá 99.000 đồng. Hay bán hạt giống sâm Ngọc Linh với giá chỉ 1.000 đồng/ hạt…
Tuy nhiên, thực tế, so với giá hiện nay, sâm tươi Ngọc Linh trồng tại huyện Nam Trà My đang có giá bán dao động từ 60 triệu đồng đến 160 triệu đồng/kg, tùy theo loại. Giá lá sâm Ngọc Linh cũng dao động 10-12 triệu đồng/kg. Hoa sâm 15-17 triệu đồng/kg. Còn hạt sâm có giá 80-100 triệu đồng/1.000 hạt.
Ngoài các loại sâm củ không rõ nguồn gốc. Các sản phẩm chế biến từ sâm Ngọc Linh cũng đang được rao bán tràn lan trên thị trường. Nhiều người bỏ tiền ra với mong muốn mua được đúng sản phẩm tốt để dùng, nâng cao sức khỏe nhưng lại mua phải hàng giả, hàng nhái.
Phanh phui nhiều vụ “đội lốt” sâm Ngọc Linh thật giả
Sâm Ngọc Linh có giá trị cao, chính vì vậy nên các tổ chức, cá nhân đãtìm đủ chiêu trò để trục lợi. Đó là gắn mác sâm Ngọc Linh cho các loại củ có vẻ ngoài giống sâm Ngọc Linh. Các củ giống sâm Ngọc Linh như tam thất, sâm Trung Quốc, sâm Lai Châu để bán cho khách với giá trên trời.
Các lực lượng chức năng vẫn thường xuyên kiểm tra, phát hiện nhiều vụ việc vi phạm liên quan đến sâm Ngọc Linh.
Đầu tháng 3/2021, Đội Quản lý thị trường số 2 – Cục Quản lý thị trường Kon Tum đã phối hợp với Công an huyện Đắk Tô mật phục. Vây bắt vụ vận chuyển các loại củ giống với sâm Ngọc Linh Kon Tum. Các loại củ được ngụy trang trong các thùng hoa phong lan. Chủ xe cho biết, số hàng hóa trên đều là củ tam thất. Được vận chuyển từ các tỉnh phía Bắc đưa vào huyện Đắk Tô.
Trước đó, Đội Quản lý thị trường số 2 cũng đã phát hiện 7 thùng với 112 chai rượu “lá sâm Ngọc Linh”. Tại thị trấn Đắk Tô, huyện Đắk Tô, tỉnh Kôn Tum. Tất cả số rượu trên được sản xuất tại Quảng Nam. Không có hóa đơn chứng từ hợp lệ và vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ đối với rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum K5.