Thành phần dược học của sâm Ngọc Linh

Thành phần dược học của sâm Ngọc Linh gồm 14 acid béo, 20 nguyên tố đa vi lượng, 17 acid amin, 52 loại saponin. Sâm có vị đắng, không độc.

By.

min read

Sâm Ngọc Linh trong kỳ đấu giá

Sâm Ngọc Linh là gì?

Sâm Ngọc Linh có tên khoa học là Panax Vietnamensis. Thuộc họ Cuồng Cuồng hay họ Nhân Sâm. Người địa phương còn gọi sâm Ngọc Linh với các tên gọi khác như nhân sâm Việt Nam, sâm Khu Năm, trúc tiết nhân sâm, củ ngải rọm,…

Tuy nhiên, cái tên sâm Ngọc Linh vẫn được nhiều người biết đến hơn. Bởi loại sâm này được tìm thấy lần đầu tiên ở Việt Nam trên núi Ngọc Linh vào năm 1973 bởi tiến sĩ Đào Kim Long. Núi Ngọc linh là ngọn núi nằm giữa hai huyện Đăk Tô thuộc tỉnh Kon Tum. Và huyện Nam Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam.

Hình dáng sâm Ngọc Linh khá giống nhân sâm Triều Tiên. Hàm lượng dược chất quý hiếm cao, giá trị kinh tế lớn. Thậm chí còn tốt hơn nhân sâm Hàn Quốc và được xem là nhân sâm tốt nhất trên thế giới.

Đặc điểm sinh thái của sâm Ngọc Linh

Sâm ngọc linh có dạng thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, có đường kính thân khoảng 4 – 8 mm. Thân rễ mang nhiều rễ nhánh và củ, có đường kính 1 – 2 cm. Sâm thường mọc bò ngang trên hoặc dưới mặt đất. Trên đỉnh của thân mang lá kép hình chân vịt mọc vòng với 3 – 5 nhánh lá. Cuống lá kép dài 6 – 12 mm và mang 5 lá chét, lá chét ở chính giữa lớn hơn với độ dài 12 – 15 cm và rộng 3 – 4 cm.

Lá chét phiến thường có hình bầu dục, chọp nhọn và có mép răng cưa, có lông ở hai mặt. Hoa mọc dưới các lá thẳng với thân với cuống tán hoa dài 10 – 20 cm. Mỗi tán hoa có khoảng 60 – 100 hoa, có màu vàng nhạt. Quả mọc ở tán lá, mỗi quả chứa 2 hạt.

Cây sâm ngọc linh được tìm thấy nhiều tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam. Thông thường, cây mọc chủ yếu ở núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô, huyện Tu Mơ Rông ở tỉnh Kon Tum. Và huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra, loại cây này còn tập trung nhiều ở đỉnh Ngọc Am tỉnh Quảng Nam, núi Ngọc Lum Heo xã Phước Lộc huyện Phước Sơn.

Thành phần dược học của Sâm Ngọc Linh - sâm quý hiếm nhất tại Việt Nam
Thành phần dược học của Sâm Ngọc Linh – sâm quý hiếm nhất tại Việt Nam

Thành phần dược học của sâm Ngọc Linh

Sâm ngọc linh có các thành phần chính như 14 acid béo, 20 nguyên tố đa vi lượng, 17 acid amin, 52 loại saponin. Sâm có vị đắng, không độc.

Về dược tính, vào năm 1974 và 1975, Viện Dược liệu thuộc Bộ Y tế nghiên cứu cho thấy thành phần saponin triterpen của sâm ngọc linh, nhân sâm và tam thất. Có 9 hoặc 11 chất Rf ngang nhau và có màu giống nhau ở hai hệ dung môi khác nhau. Tương tự năm 1994,  Võ Duy Huấn và Nguễn Minh Đức cũng cho biết, đã tìm thấy trong sâm ngọc linh có 50 hoạt chất. Sau khi xác định cấu trúc cho thấy có 26 hợp chất có cấu trúc đã biết thường tìm thấy ở sâm Nhật, sâm Triều Tiên và Mỹ. Bên cạnh đó, hai nhà nghiên cứu cũng nêu rõ, trong sâm ngọc linh có 24 loại saponin pammaran có cấu tạo không có ở các loại sâm khác.

Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu bổ sung của tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt của Viện Dược liệu cho hay. Về mặt hóa học, sâm ngọc linh có chứa 52 saponin. Trong đó có 26 loại saponin thường thấy ở sâm Nhật, Triều Tiên và Mỹ. 19 loại saponin pammaran và 8 loại saponin cấu trúc mới. Ngoài ra, cây còn chứa 20 chất khoáng vi lượng, 0,1% tinh dầu và 17 acid amin.