Rau mồng tơi

38.000 

Rau mồng tơi có chứa rất nhiều dinh dưỡng như lượng Vitamin C trong lá mồng tơi cao gấp 3 lần rau cải, vitamin A cao gấp 1,5 lần rau xoăn (kale)

Mô tả

Rau mồng tơi

  • Tên tiếng Anh: Malabar Spinach
  • Nguồn gốc: Đà Lạt, Việt Nam
  • Trọng lượng: 200 – 250 gram. Giá bán tương ứng với 200 gram sản phẩm. Thành tiền sẽ tính dựa trên trọng lượng thực tế trên bao bì.
  • Thực phẩm hữu cơ đạt chứng nhận USDA của Mỹ và Organic EU Châu Âu

Mồng tơi là gì?

Rau mồng tơi tên khác là mùng tơi, lạc quỳ. Tên khoa học là Basella alba L, họ mồng tơi. Cây mồng tơi là một loại thực vật thân lá có hoa, thân mập mọng nước, bên ngoài vỏ nhẵn bóng màu xanh thẫm hoặc tím. Trong thân chứa nhiều chất nhớt. Lá mồng tơi xanh dày, hình trái tim hoặc hình trứng, lá mọng nước mọc đơn hoặc xen kẽ dọc theo thân cây, có cuống ngắn bám vào thân. Theo y học cổ truyền, mồng tơi có tính mát, vị ngọt, hơi nhạt, lá tính mát, vị chua ngọt, quy vào 5 kinh tâm, can, tiền tràng, tỳ, đại tràng.

Dinh dưỡng có trong mồng tơi

Trong rau mồng tơi có vitamin A, vitamin B9 (acid folic), vitamin C, calci, magie, sắt và vài chất chống oxy hóa, chất saponin, các acid amin thiết yếu như arginin, isoleucine, leucine, lysin, tryptophan… Vitamin C trong lá mồng tơi cao gấp 3 lần rau cải, vitamin A cao gấp 1,5 lần rau xoăn (kale). Một số nhà nghiên cứu đã báo cáo hoạt tính kháng ung thư, chống ôxy hóa và chống viêm trên thực nghiệm của rau mồng tơi do có chất beta sitosterol.

Lợi ích khi dùng mồng tơi

  • Trong Đông y, mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, đi vào 5 kinh tâm, tì, can, đại trường, tá tràng, giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt. Trong sách cổ có ghi rau mồng tơi có vị chua, hàn, hoạt, không độc, dùng tán nhiệt, lợi đại tiểu trường.
  • Người Việt Nam thường dùng rau mồng tơi nấu canh ăn cho mát, ít dùng làm thuốc.

Những món ăn từ mồng tơi

Rau mùng tơi có thể dùng để chế biến thành những món ăn chp gia đình như:

  • Mồng tơi xào tỏi
  • Bò xay xào mồng tơi
  • Canh mồng tơi nấu tôm

Lưu ý và bảo quản mồng tơi

  • Lưu ý: mồng tơi kỵ thịt bò nên khi kết hợp mồng tơi và thịt bò làm giảm tác dụng nhuận tràng của mồng tơi. Đồng thời gây đầy bụng, khó tiêu. Nên chọn rau mồng tơi tươi, sạch, đảm bảo chất lượng. Tránh xa loại rau được phụ thuốc trừ sâu, các chất bảo quản có hại cho sức khỏe.
  • Bảo quản: Khi mua mùng tơi về nên rửa sạch, để khô rồi dùng khăn giấy bọc lại rồi cho vào hộp hoặc túi. Sau đó bạn buộc chặt miệng túi lại rồi mới đặt vào tủ lạnh.