Công dụng – cách dùng của Sâm Ngọc Linh
Công dụng
Công dụng của Sâm Ngọc Linh dựa trên nghiên cứu dược lý thực nghiệm cho thấy. Sâm Ngọc Linh có tác dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm. Sâm giúp kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan.
Tác dụng của Sâm Ngọc Linh dựa trên nghiên cứu dược lý lâm sàng cho những kết quả tốt như: Các bệnh nhân được thử nghiệm sử dụng Sâm Ngọc Linh để hỗ trợ điều trị bệnh của mình đều ăn ngon, ngủ tốt, lên cân. Bên cạnh đó tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề kháng. Ngoài ra cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp ở người có tiền sử huyết áp thấp.
Ngoài những tác dụng kể trên, theo Dược sĩ Đào Kim Long , người phát hiện ra Sâm Ngọc Linh năm 1973 cho biết. Sâm Ngọc Linh có những tác dụng như tăng lực, phục hồi sự suy giảm chức năng giúp cho tình trạng của cơ thể trở lại bình thường. Sâm Ngọc Linh kháng các độc tố gây hại tế bào. Giúp kéo dài sự sống của tế bào và tăng các tế bào mới.
Đặc biệt, theo Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thời Nhâm, người có công thẩm định thành công giá trị của Sâm Ngọc Linh vào năm 1976 tại Ba Lan. Người giới thiệu sâm trong các hội nghị tại Nhật, Mỹ, Canada cho biết, thì Sâm Ngọc Linh có những tác dụng mà sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc không có. Điển hình là kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu. Chống oxy hóa và hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh đái tháo đường.
Cách dùng sâm Ngọc Linh
Để tận dụng được tối đa hiệu quả của Sâm Ngọc Linh. Có 5 cách dùng phổ biến như sau:
Chúng ta có thể dùng sử dụng riêng lẻ Sâm Ngọc Linh. Hoặc dùng phối hợp với các vị thuốc khác là từ 3 đến 6g/ ngày.
Cách dùng Sâm Ngọc Linh dược liệu
1/ Ngậm trực tiếp sâm Ngọc Linh:
– Theo đó, bạn có thể rửa sạch củ Sâm Ngọc Linh. Sau đó phơi khô, cắt thành từng lát mỏng. Khi sử dụng, bạn chỉ lấy 1 lát nhỏ vừa đủ. Cho vào miệng ngậm từ từ cho đến khi tan hoàn toàn.
Cách này dùng cho những người mắc bệnh lâu ngày. Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ăn không ngon. Dùng cho người mắc chứng “phế hư” khiến chức năng hô hấp kém, phổi yếu, hụt hơi, hay thở gấp.
2/ Sâm Ngọc Linh tẩm mật ong:
Bạn rửa sạch củ Sâm Ngọc Linh. Sau đó phơi khô rồi cắt thành từng lát mỏng. Tiếp đó là cho từng lát vào lọ thuỷ tinh cho tới hết. Rồi đổ mật ong vào xâm xấp bề mặt sâm Ngọc Linh. Bạn đậy kín nắp trong khoảng 1 tháng là có thể sử dụng. Khi dùng, mỗi lần nên dùng 1 lát sâm Ngọc Linh ngâm mật ong để ngậm. Một ngày ngậm từ 3 đến 5 lần.
3/ Trà Sâm Ngọc Linh:
Bạn rửa sạch củ Sâm Ngọc Linh. Sau đó phơi khô rồi đó cắt thành từng lát mỏng, để riêng. Khi dùng bạn lấy vài lát sâm cho vào ấm rồi đổ nước sôi vào và pha như các loại trà khác. Khi uống hết, ta tiếp tục lặp lại thao tác trên cho tới khi thấy mất hoàn toàn vị sâm. Lúc đó lấy ra và nhai bã cho tới khi tan hoàn toàn.
4/ Rượu Sâm Ngọc Linh:
Bạn rửa sạch củ Sâm Ngọc Linh. Rồi cho cả củ sâm vào lọ thuỷ tinh đã chứa đầy rượu (khoảng 50 đến 70 độ). Sau đó đậy kín và để từ 3 tháng trở lên. Đủ thời gian bạn có thể dùng, khi đó mới cho hiệu quả tốt. Tỷ lệ được khuyến nghị để ngâm là 100g Sâm Ngọc Linh. Ngâm cùng 2 – 3 lít rượu. Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 50 đến 100ml rượu sâm Ngọc Linh.
5/ Nấu cháo Sâm Ngọc Linh:
Với cách này, bạn rửa sạch củ Sâm Ngọc Linh, sau đó phơi khô. Lấy khoảng 3g sâm rồi cắt thành từng lát mỏng. Sau đó đem sắc với nước. Rồi cho thêm gạo và nước vào để nấu thành cháo.
Người cao tuổi, răng rụng nhiều, khó ăn uống nên dùng sâm theo cách này. Đặc biệt là các đối tượng có tổn thương đường tiêu hoá. Hay người mới ốm dậy đang trong giai đoạn cần phục hồi sức khoẻ.