Nhập nhằng giữa tên gọi vô tình gây khó khăn khi phân biệt các loại đông trùng hạ thảo
Như bài khái niệm Đông trùng hạ thảo là gì ? mà đã được viết vào trước đó.
Có thể hiểu nôm na, Đông trùng hạ thảo là “sâu mùa đông, cỏ mùa hè”.
Các loại Đông trùng hạ thảo thiên nhiên hoang dã
Hơn 400 loài Đông trùng hạ thảo đã được mô tả trên toàn thế giới và khoảng 90 loài Đông trùng hạ thảo phân bố ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, cũng có các loài đông trùng hạ thảo như đông trùng hạ thảo bọ xít, ve sầu, sâu, gunni … là những loại đông trùng tự nhiên, có thể tìm kiếm ở trong rừng, nơi khí hậu mát mẻ.
Đông trùng hạ thảo Châu Á
Cordyceps gunnii hay còn gọi là Đông trùng hạ thảo Châu Á, được tìm thấy lần đầu tiên ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc, có độ cao 800m so với mặt nước biển. (GS.TS. Phạm Quang Thu. (2009)). Loài này là nấm ký sinh trên Cordyceps gunnii cũng có Adenosin được phân tích định lượng 0,0275% ở kết quả bên dưới.
Đông trùng hạ thảo Himalaya
Tuy nhiên, loài có giá trị nhất là Cordyceps Sinensis, được phân bổ chủ yếu dọc theo dãy Himalaya. Chủ yếu ở Tây Tạng, Thanh Hải, Tứ Xuyên, Vân Nam và tỉnh Cam Túc ở Trung Quốc ở độ cao 3500 – 5000m so với mực nước biển. Ngoài ra, còn có Nepal, Ấn Độ.
Được gọi đông trùng hạ thảo khi tổ hợp nấm và sâu bướm chỉ giới hạn ở Cordyceps sinensis và Hepialus armoticamus Oberthur. Hay nói các khác là loại nấm chỉ kí sinh ở vật chủ thuộc loài bướm giống Thitarodes. Còn tổ hợp các loài nấm và côn trùng khác được gọi là ‘ChongCao’ – Trùng Thảo, không phải Đông trùng hạ thảo.
Đông trùng hạ thảo nhân tạo
Đông trùng hạ thảo nhân tạo chủng Cordyceps sinensis
Đầu những năm 1980, nhiều viện khoa học bắt đầu nghiên cứu việc nuôi cấy Cordycep sinensis. Các nghiên cứu trước đây, trong suốt một thập kỷ, chủ yếu tập trung vào các loại nấm liên quan đến chủng Cordyceps sinensis. Shen Nanying đã thành công trong việc nuôi cấy quả thể vào năm 1985.
Hiện nay, đông trùng hạ thảo nhân tạo hay còn được gọi là đông trùng nuôi cấy phổ biến ở Tân Cương.
Nấm trùng thảo Cordyceps Militaris được nuôi trồng rất phổ biến ở Việt Nam
Ngoài ra, Cordyceps militaris là loại được nuôi trồng rất phổ biến ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Trong tất cả các loại đông trùng khác ngoài Cordyceps sinensis. Thì chỉ có C. militaris là có thành phần 30-deoxyadenosine, có hoạt tính dược lý tương tự như C. sinensis. Loại này đã được nuôi trồng thành công vào đầu những năm 1980. Chúng dễ canh tác, cho sản lượng tốt và giá thành rẻ nên phổ biến trên thị trường.
Lời kết:
Một số loại đông trùng hạ hạ thảo, nấm trùng thảo … tôi chia sẻ, là những loại mọi người rất dễ bắt gặp trên thị trường. Giá trị lẫn trị giá của đông trùng hạ thảo cực kỳ cao, nên nếu không hiểu và phân biệt được thì chúng ta sẽ rất dễ chọn mua nhầm những loại không như ý. Hy vọng một số thông tin bên trên sẽ giúp được các bạn hiểu rõ phần nào.
Bài viết được tham khảo và biên tập từ Journal of Pharmacy and Pharmacology (2009) (từ trang 279-291) của Giáo sư Xuanwei Zhou. Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Thực vật, Trường Nông nghiệp và Sinh học, Đại học Giao thông Thượng Hải,
Phòng thí nghiệm trọng điểm của Nhà nước về Kỹ thuật Di truyền, Trường Khoa học Đời sống,
Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Sinh học Thực vật Fudan-SJTU-Nottingham, Đại học Fudan, Thượng Hải, Trung Quốc.
Thực hiện: Mai Kim Mỹ Hạnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ???????????????????? ????. ???????????????????????????????? ???????? ???????????????????????????????????? ???????????????????? ???????????????????? ????????????????????????????????. ???? ????????????????2003; 20: 43–45.
2. ???????????????????? ????????. ???????????????????????????? ???????????????????????????????????? ???????????? ???????????????????????????????????????????? ???????? ???????????????????????????????????? ????????.???????????????????????????????? ???????????? ???????????????????????????????????????????????? ???????? ????????????????????. ???????????????? ???????????????????????? ???????????????????? 2001;8: 53–62.
3. ???????????? ???????? ???????? ????????. ???????????????????????????????? ???????????? ???????????????????????????????????????????? ???????????? ????????????????????????????????????????????????????????????????????. ???? ???????????????????????????????????? 2003; 23: 50–55.
4. ???????????????????? ????, ???????????? ????????. ???????????????????????????????????????? ???????????????????? ???????????????????????????? ???????? ????????????????????????????????????????????????????????????????????. ???????????????????????????????????????????? 2003; 22: 161–176
5. ???????? ???? ???????? ????????. ???????????????????????? ???????? ???????????????????????????? ???????????? ???????????????????????????????????????????????? ???????? ????????????????????????????????????????????????????????????????????????. ???????????????? ???????????????????? ???????????????????????????????? 2000; 16: 99–104.
6. ???????? ????????, ???????????????????? ????????. ???????????????????? ???????? ???????????? ???????????????????????? ???????????????????????????????????????????? ???????????????????????????????????????????? ????????????????????????????????????. ???????????? ???????????? ???????????????? 1987; 5: 51–52.